Trang web chơi game | chơi bài tiến lên

chơi bài tiến lên - 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

logo-bg

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

DU LỊCH VÀ CÔNG THƯƠNG

 College of Tourism, Industry and Trade - CTIT

Trang chủ

chơi bài tiến lên - 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 Trường Cao đẳng Du lịch và Công Thương là trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương được hình thành trên cơ sở Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mạiTrường Cao đẳng Công Thương Hải Dương theo Quyết định số 1032/QĐ-LĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường có địa chỉ:

- Trụ sở chính: Km43 quốc lộ 5A, Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Cơ sở đào tạo: Thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

* Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại:

Tiền thân là Trường Trung cấp Kỹ thuật Ăn uống công cộng và Phục vụ được thành lập ngày 24/9/1963 theo Quyết định số 553/NT-QĐ của Bộ Nội thương (nay là Bộ Công Thương). Sau đó trường được đổi tên qua các thời kỳ:

- Từ 1966 - 19/10/1976: Trường Trung học Kỹ thuật nấu ăn;

- Từ 20/10/1977 - 23/11/1990: Trường Trung học Ăn uống công cộng I;

- Từ 24/11/1990 - 02/01/1997: Trường Trung học Kỹ thuật Dịch vụ Ăn uống Trung ương;

- Từ 03/01/1997 - 08/3/2001: Trường Trung học Ăn uống - Khách sạn Bộ Thương mại;

- Từ 09/3/2001 - 28/01/2004: Trường Trung học Ăn uống - Khách sạn và Du lịch Trung ương;

- Từ 29/01/2004 - 26/6/2012: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch;

- Từ 27/6/2012 - 19/8/2020: Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại

Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã có 6 lần di chuyển địa điểm:

- Từ 9/1963 - 11/1964: Sầm Sơn - Thanh Hóa;

- Từ 12/1964 - 5/1965: Thiệu Vũ - Thiệu Hóa - Thanh Hóa;

- Từ 6/1965 - 8/1965: Khoái Châu - Hưng Yên;

- Từ 9/1965 - 7/1967: Lập Thạch - Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc)

- Từ 8/1967 - 4/1975: Ân Thi - Hưng Yên;

- Từ 5/1975 đến nay: Thị trấn Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương.

* Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương:

Tiền thân là Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Vật tư được thành lập ngày 24/3/1973 theo Quyết định số 166/VT-QĐ của Bộ Vật tư (nay là Bộ Công Thương) có trụ sở tại xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc trên cơ sở Phân hiệu cơ khí từ Tân Yên - Bắc Giang và phân hiệu lái xe từ Hữu Lũng- Lạng Sơn

Ngày 07/12/1983, Bộ Vật t­ư ban hành quyết định số 761/VT-QĐ hợp nhất Trường Công nhân Kỹ thuật Xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu được thành lập ngày 23/11/1977 có địa chỉ tại xã Lai Cách, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải H­ưng vào Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Vật tư thuộc Bộ Vật tư đồng thời di chuyển trụ sở trường từ xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc về xã Lai Cách, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải H­ưng (TT Lai Cách, H. Cẩm Giàng, T. Hải Dương ngày nay). Sau đó trường được đổi tên qua các thời kỳ:

- Từ 07/12/1983 - 02/01/1997: Trư­ờng Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Vật tư­

- Từ 03/01/1997- 02/8/2007: Trư­ờng Đào tạo nghề Thương mại

- Từ 03/8/2007 - 20/01/2008: Trư­ờng Trung cấp nghề Thương mại

- Từ 21/01/2008 - 04/4/2017: Trư­ờng Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp

- Từ 05/4/2017 - 19/8/2020: Trư­ờng Cao đẳng Công Thương Hải Dương

CÁC DẤU MỐC LỊCH SỬ.

* Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại

Ngày đầu mới thành lập trường chỉ có trên 10 cán bộ, giáo viên vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, học tập, vừa tổ chức quản lý sản xuất cho 3 lớp học sinh với 152 học sinh. Cơ sở vật chất hoàn toàn dựa vào Khách sạn Sầm sơn, Thanh Hóa.

- Giai đoạn 1 (1963 - 1967): Đây là giai đoạn tìm hướng đi của một trường Trung học chuyên nghiệp đầu tiên của cả nước đào tạo cán bộ, công nhân, nhân viên cho ngành ăn uống công cộng; cũng là giai đoạn Trường liên tục phải thay đổi địa điểm. Vì vậy công tác nội dung, xây dựng cơ sở vật chất hầu như chưa có gì đáng kể. Kết quả: Trường đã đào tạo trên 500 học sinh.

- Giai đoạn 2 (1968 - 1979): Đây là giai đoạn tương đối ổn định cả về tổ chức, quy mô, địa điểm cũng như chức năng, nhiệm vụ đào tạo.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết 142 của BCT và Chỉ thị 222 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà trường tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, chương trình môn học, biên soạn giáo trình, bài giảng cho 3 hệ: Trung học Kỹ thuật nấu ăn, Công nhân Kỹ thuật nấu ăn bậc 2/5, Bồi dưỡng cán bộ quản lý xí nghiệp Ăn uống công cộng. Học sinh hàng năm vào Trường qua thi tuyển theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Thương nghiệp từ 200 đến 500 em.

Trên mảnh đất bao gồm ao, hồ, bãi tha ma, lò gạch, bằng sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh, một cơ sở tạm đủ bằng tranh tre, vách đất phục vụ giảng dạy, học tập, ăn, ở nội trú cho 170 cán bộ, giáo viên và gần 1000 học sinh đã hình thành.

Nhiều khóa học sinh tốt nghiệp ra trường đã được các cơ quan, đơn vị đón nhận. Nhiều khóa học sinh đã đi phục vụ việc giải tỏa hàng hóa ở Lạng Sơn, phục vụ chiến dịch T72 ở Thanh Hóa, chi viện cho Miền Nam 1979… đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhận nhiều phần thưởng cao quý. Trong những năm này Trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho ngành ăn uống hai nước bạn Lào và Campuchia.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên- giáo viên với trên 60% tốt nghiệp đại học năng nổ, nhiệt tình là lực lượng lòng cốt trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà trường.

- Giai đoạn 3 (1980 - 1991): Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất của Trường.

Về quy mô tuyển sinh từ 300 đến 500 em chỉ còn 30 đến 40 em. Lưu lượng học sinh từ 1000 xuống chưa đầy 100 học sinh. Là trường Trung học nhưng 3 năm liền (1981 đến 1984) trường không được phân bổ một chỉ tiêu nào. Nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho giảng dạy, học tập từ chỗ được cung cấp 100% cũng bị cắt giảm gần hết. Giá cả hàng hóa tăng vọt, nhiều hạng mục đang xây dựng bị đình lại.

Đời sống cán bộ công nhân viên, giáo viên bị ảnh hưởng, nhiều đồng chí phải chuyển đi làm việc không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Cũng do tình hình tổ chức của Nhà nước có sự sáp nhập của 3 Bộ thành Bộ Thương mại nên Trường cũng nằm trong dự kiến sát nhập, giải thể.

Đứng trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ khóa XII (tháng 11-1981) đến khóa XVI (tháng 9-1989) đã có Nghị quyết: Bằng nhiều biện pháp phải đảm bảo lưu lượng học sinh hàng năm từ 300 đến 500 em. Cố gắng giữ vững các hoạt động của Nhà trường, đẩy mạnh tăng gia sản xuất tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, giáo viên và học sinh. Cải tiến mục tiêu, chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất.

Với tinh thần đó nhà trường đã tìm đến các cơ sở ở Sơn La, Cao Bằng, Vĩnh Phú, Hà Bắc… đến các công trình thủy điện Sông Đà, khu gang thép Thái Nguyên, Nhiệt điện Phả Lại, Mỏ than Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, vừa làm vừa học.

Đồng thời bằng vốn tự có và sự hỗ trợ ít ỏi của Nhà nước, Nhà trường cũng xây dựng được một số công trình tương đối đồng bộ có Xưởng thực hành, Nhà ăn tập thể của học sinh, 8 phòng học lý thuyết và một số công trình khác đảm bảo phục vụ giảng dạy học tập cho gần 600 học sinh và 100 CBCNV, giáo viên. Đời sống CBCNV, giáo viên và học sinh có phần được cải thiện; nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo được cải tiến sát thực; xưởng thực hành, thực tập của Trường dần được khôi phục.

Từ năm 1984 đến 1985 Trường lại tiếp tục được giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm từ 200 đến 250 em. Mọi hoạt động của Trường dần đi vào ổn định và phát triển.

- Giai đoạn 4 (1992 – 2003): Đây là giai đoạn Trường thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ.

Với đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra được các Đại hội VII, VIII, IX bổ sung và phát triển đã tạo nên bước ngoặt quan trọng, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của dân tộc ta theo con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới đã được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường từ khóa XVII (tháng 10-1991) đến khóa XXIII (tháng 6-2003) cũng như Nghị quyết Đại hội CNVC từ năm học 1991-1992 đến 2002-2003 với mục tiêu tổng quát được thông qua là:

-        Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Thực hiện phương châm: Đào tạo những chuyên ngành, nghề mà xã hội có nhu cầu.

-        Cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đáp ứng mọi yêu cầu của thực tế, phù hợp với tình hình đổi mới.

-        Tinh giảm biên chế, xây dựng đội ngũ gọn nhưng đủ sức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

-        Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phấn đấu đủ năng lực phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

-        Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, giáo viên, học sinh.

Bằng sự nỗ lực của Nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục- Đào tạo những mục tiêu trên cơ bản đã đạt được yêu cầu đề ra.

Từ chỗ chỉ có 2 hệ đào tạo với 2 chuyên ngành: Trung học kỹ thuật Nấu ăn, Công nhân kỹ thuật Nấu ăn đã phát triển thành 4 hệ đào tạo với nhiều chuyên ngành khác nhau.

Có thể nói những ngành, nghề mà Trường đào tạo đang rất phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, của ngành trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.

Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới, Nhà trường tích cực cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình. Giảm tối thiểu phần lý thuyết, tăng phần thực hành, thực tập; đẩy mạnh việc học kết hợp. Từ năm 1999 đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, xây dựng chỉnh lý được 10 chương trình giáo dục, trên 35 chương trình môn học. Những chương trình giáo dục và các chương trình môn học đều bám sát yêu cẩu của Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Thương mại, đặc biệt đã khắc phục được những chồng chéo giữa các môn học. Đảm bảo tính kế thừa giữa các ngành, các chuyên ngành và bậc học trong Nhà trường.

Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và sáng kiến cải tiến trong công tác cũng được quan tâm đúng mức. Trên 70 công trình, sáng kiến cải tiến đã được nghiệm thu ứng dụng có hiệu quả.

Từ chỗ có 170 CBCNV, giáo viên với gần 1000 học sinh, thực hiện những yêu cầu của Đảng và Nhà nước về tinh giảm biên chế, đến cuối năm 2003 trường chỉ còn 65 CBCNV, giáo viên, nhưng học sinh của trường gần 2500 em. Đây là việc làm rất quyết tâm của Nhà trường. Để vẫn đảm bảo được nhiệm vụ một mặt Nhà trường động viên anh chị em CBCNV, giáo viên tích cực, hăng say với công việc, một mặt tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sư phạm, ngoại ngữ, tin học ngay tại trường. Cử cán bộ, giáo viên đi học cao học, đại học, lý luận chính trị cao cấp và các lớp bồi dưỡng về quản lý, đội ngũ CBCNV, giáo viên đã trưởng thành với trên 90% có trình độ đại học, 06 thạc sĩ, 01 chính trị cao cấp, 100% các đồng chí cán bộ quản lý của Trường đều trưởng thành từ giáo viên và đã qua nhiều lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý sư phạm, quản lý nhà nước. Nhìn chung đội ngũ CBCNV, giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác, đủ năng lực và trình độ thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như khả năng đảm đương nhiệm vụ đào tạo cho các bậc học cao hơn.

Với tinh thần chủ động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Thương mại, Trường đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại; làm đến đâu được đến đó, chỉ trong một thời gian ngắn Trường đã có một cơ ngơi khá khang trang và dần được hoàn thiện với 21 phòng học lý thuyết, 8 phòng học chuyên ngành, 6 phòng thực hành chế biến sản phẩm ăn uống với đầy đủ trang bị, 01 phòng thí nghiệm, 02 khu khu làm việc cho các đơn vị phòng ban, các tổ giáo viên. Đặc biệt Trường đã đưa vào sử dụng cơ sở thực hành nghề ăn uống- khách sạn 3 tầng có phòng ăn, phòng nghỉ, phòng hội thảo, phòng Karaoke và một số phòng chức năng khác với trang thiết bị khá hiện đại. Học sinh xuống học ở đây đã được tiếp cận với thực tế.

Cùng với nhiệm vụ trọng tâm phục vụ cho giảng dạy, học tập, công tác đời sống cũng được nhà trường quan tâm đầy đủ. Khu tập thể cán bộ giáo viên của Trường với trên 50 hộ gia đình đã được ngăn tách; Trường đã trích hàng trăm triệu đồng xây dựng tường, rào, làm đường bê tông, hệ thống điện nước. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà ở. Các hoạt động văn hóa, thể thao được duy trì góp phần tạo không khí vui tươi lành mạnh trong Nhà trường.

- Giai đoạn 5 (2004 – 7/2020):

Bằng sự nỗ lực và quyết tâm của Nhà trường sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch theo Quyết định số 459/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 29/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đến tháng 6/2012 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại theo Quyết định số 2367/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ đây trường bước sang một thời kỳ mới. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo Đảng bộ nhà trường đã tập trung chỉ đạo sát sao từng nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng đội ngũ; xây dựng chương trình đào tạo; xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức tốt công tác đời sống; tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Với kinh nghiệm 40 năm đào tạo ở bậc trung học, 17 năm chuyển sang đào tạo bậc Cao đẳng, Nhà trường đã có những bước đi vững chắc được Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về những nỗ lực biết tự vươn lên tận dụng được thời cơ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Về công tác tổ chức, cán bộ, Nhà trường đã nhanh chóng ổn định theo mô hình mới. Từ chỗ có 5 đơn vị phòng ban, 02 khoa và 4 tổ chuyên môn đến năm 2020 cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã có 09 phòng ban, Trung tâm và 06 khoa chuyên môn. Bổ nhiệm đề bạt trên 40 lượt cán bộ quản lý, tuyển mới trên 100 giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giảng viên Nhà trường từ chỗ có 65 người đến nay đã có 150 người trong đó  giáo viên chiếm 70%; gần 45% CBGV có trình độ sau Đại học. 

Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo về số lượng, chất lượng theo nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, trong những năm qua Nhà trường luôn quan tâm chú trọng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhất là đội ngũ nhà giáo. Mỗi năm có từ 15-20 cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ; bình quân mỗi năm cử trên 100 lượt cán bộ, giảng viên đi tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Ngoài ra Nhà trường còn cử trên 10 CB,GV đi khảo sát học tập kinh nghiệm ở nước ngoài và tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo dự án do nước ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng mỗi năm trên 200 triệu đồng. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, hàng năm Nhà trường đã duy trì tốt Hội thi giáo viên giỏi nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được năng lực của mình. Trong 10 năm trở lại đây đã có 200 lượt giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó 100% đạt giờ giảng khá, giỏi, trên 20 lượt giáo viên tham gia Hội giảng cấp tỉnh, cấp Quốc gia đều được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia và đạt giải cao (02 giáo viên đạt giải nhất, 04 giải nhì, 04 giải ba cấp Tỉnh, 01 giáo viên đạt giải ba cấp Quốc gia). Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực làm việc ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Công tác nghiên cứu khoa học đã được nhà trường đặc biệt quan tâm chú trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nhà trường đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học mà nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, chương trình môn học, mô đun. Kết quả đã hoàn thành trên 300 đề tài nghiên cứu, SKCT, trong đó có gần 20 đề tài cấp Bộ; khối HSSV có trên 600 chuyên đề nghiên cứu. Xây dựng, chỉnh sửa và ban hành 64 chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp; biên soạn 172 giáo trình môn học, mô đun; xây dựng, chỉnh sửa 899 chương trình môn học, mô đun.

Cùng với công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bằng sự nỗ lực của Nhà trường và sự đầu tư của Nhà nước, công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập cũng được đẩy mạnh. Cảnh quan Nhà trường đã có nhiều thay đổi với cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị hiện đại đủ đáp ứng cho đào tạo với quy mô 5000 học sinh, sinh viên. Bằng nguồn kinh phí được cấp và nguồn thu tại trường, Nhà trường đã hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng cải tạo mở rộng trường giai đoạn I với tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng. Các công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng bao gồm:

- Nhà học thực hành nấu ăn 5 tầng diện tích sử dụng trên 1700m2; nhà 7 tầng diện tích sử dụng trên 5000 m2 thực hành các nghiệp vụ Bàn, Buồng, Pha chế đồ uống, Lễ tân, Hướng dẫn Du lịch, Kế toán máy;

- Nhà học lý thuyết 5 tầng với diện tích sử dụng gần 4000m2, trong đó hầu hết các phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu, loa, amly;

- Hội trường kiêm giảng đường 1.130 m2 với sức chứa 500 người phục vụ hội nghị hội thảo.

- Nhà thư viện 5 tầng có diện tích sử dụng trên 1500m2, với số lượng đầu sách 34.001 quyển và phòng đọc, phòng hội thảo, phòng thư viện điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và HSSV;

- Nhà học thực hành đa năng có diện tích 2.802 m2 phục vụ giảng dạy học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và nhu cầu tập luyện TDTT của cán bộ, giảng viên, HSSV trong nhà trường và giao lưu với các đơn vị, cá nhân trên địa bàn.

- Nhà KTX 5 tầng, 2 tầng đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho trên 300 HSSV.

Cùng với xây dựng cơ bản, Nhà trường đã tăng cường đầu tư mua sắm mới và bổ sung thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy, học tập thực hành Ngoại ngữ, Tin học, Lễ tân, Hướng dẫn, Buồng, Kế toán máy, Chế biến món ăn, pha chế đồ uống, tổ chức sự kiện và các phòng học lý thuyết. Tiếp nhận trang thiết bị hiện đại của Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch do EU tài trợ cho 03 phòng học thực hành nấu ăn, bàn, bar.

Ngoài ra, Trường luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV và HSSV. Duy trì mức thu nhập thêm cho cán bộ, viên chức với mức 0,3 lần tiền lương và phụ cấp; mức thu nhập bình quân giai đoạn này đạt: trên 7,5 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập bình quân 2020 đạt trên 8,5 triệu đồng/người/tháng.

* Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương

- Giai đoạn 1 (1973-1982)

Khi mới thành lập, Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Vật tư đóng chân trên địa bàn đồi núi hoang sơ, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít ỏi, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường bằng tất cả sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nghề được Bộ Vật tư giao. Trong giai đoạn này Trường tập trung đào tạo các nghề như: Điện Xí nghiệp, Nguội, Hàn, Sửa chữa máy công cụ, Sửa chữa ôtô, lái xe ôtô vận tải, Bảo quản giao nhận thiết bị xe máy, phụ tùng xe máy, thiết bị vật liệu điện, thiết bị máy công cụ, kim khí, bổ túc nâng bậc CNKT vật tư, gò, rèn, hàn điện, bảo quản giao nhận xăng dầu. 

- Giai đoạn 2 (1983-1997)

Thực hiện Quyết định hợp nhất Tr­ường Công nhân Kỹ thuật Xăng dầu thuộc Tổng công ty xăng dầu với Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Vật tư thuộc Bộ Vật tư, năm 1983, Trường di chuyển trụ sở từ xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc về địa điểm xã Lai Cách, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải H­ưng. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về phương tiện di chuyển, thầy và trò Nhà trường phải mất ba năm mới di chuyển xong toàn bộ số trang thiết bị, phương tiện dạy học về cơ sở mới để bàn giao trụ sở cũ cho đơn vị quân đội triển khai nhiệm vụ quốc phòng an ninh

 Trong giai đoạn đầu hợp nhất, ngoài khó khăn trong việc di chuyển, sắp xếp bố trí nhà xưởng thực hành, thực tập tại trụ sở mới, đây cũng là giai đoạn rất khó khăn của nhà trường trong việc sắp xếp, ổn định về cơ cấu tổ chức, quy mô đào tạo cũng như việc xác định, điều chỉnh ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của ngành cũng như của địa phương. Trong giai đoạn này, trường nổi tiếng với nghề Điện xí nghiệp, nghề Sửa chữa ô tô với hàng ngàn học sinh mỗi năm. Đặc biệt với nghề bảo quản giao nhận xăng dầu, Trường đã đào tạo cho hầu hết số công nhân của các công ty, doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, miền Trung từ Nghệ Tĩnh trở ra. Đây chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật xăng dầu nòng cốt của các đơn vị được đánh giá có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, là trụ cột cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Giai đoạn 3 (1997-2007)

Với định hướng mở rộng các ngành nghề kinh doanh, thương mại đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại, tháng 01/1997 Trường đã được Bộ Thương mại đổi tên thành Trường đào tạo nghề Thương mại

Giai đoạn này, quy mô tuyển sinh ngành nghề của trường được mở rộng, riêng khối nghề phục vụ cho ngành xăng dầu đã lên đến hàng ngàn học sinh mỗi năm, đồng thời Trường còn chủ động đưa giảng viên đến đào tạo ngắn hạn, nâng bậc trình độ CNKT trực tiếp tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa bố trí cán bộ, nhân viên tham gia các lớp học tập vừa đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

Lúc này, cơ sở vật chất về phòng học của Nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu người học, khu làm việc của cán bộ bị xuống cấp nghiêm trọng. Với sự quyết tâm của Nhà trường và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Trường được lựa chọn vào danh sách những Tr­ường dạy nghề trọng điểm theo Quyết định số 107/QĐ-LĐTBXH ngày 20/01/2000 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội; Ngày 09/9/2003 Bộ Th­ương mại ra Quyết định số 1120/QĐ-BTM phê duyệt Dự án đầu tư­ xây dựng trường đào tạo nghề Thương mại với tổng vốn đầu t­ư hơn 97 tỷ đồng;

Theo đó năm 2007 Nhà trường đã có được hệ thống nhà xưởng khang trang, hiện đại bao gồm toà nhà hiệu bộ 4 tầng với 23 phòng làm việc; 02 nhà học lý thuyết 3 tầng với 18 phòng học lý thuyết; 01 toà nhà thưc hành với 32 phòng học thực hành với đầy đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động và 01 toà nhà ký túc xá 4 tầng khép kín 52 phòng đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn ở cho HSSV.

Tháng 8/2007, Trường được nâng cấp từ Trường Đào tạo nghề Thương mại thành Trường Trung cấp nghề Thương mại theo quyết định số 1287/QĐ-LĐTBXH ngày 03/8/2007 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.

Tuy nhiên cuối giai đoạn này, công tác tuyển sinh dài hạn tại trường gặp rất nhiều khó khăn do sự dịch chuyển nhu cầu của thị trường lao động, có năm quy mô đào tạo tại trường chưa đến 300 học sinh. Đặc biệt trong năm 2000, do có sự thay đổi quy định về đào tạo nghề lái xe ô tô, cơ sở vật chất về sân tập lái của trường không đảm bảo về diện tích nên trường đã phải dừng tuyển sinh đào tạo nghề này

- Giai đoạn 4 (2008-7/2017)

Luật dạy nghề được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2006 có hiệu lực từ tháng 06 năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nghề của nước ta, đạo luật này đã tạo ra hệ thống pháp luật về dạy nghề đồng bộ, thống nhất, có giá trị pháp lý cao nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Nhằm bắt kịp xu thế đó, bằng sự nỗ lực và quyết tâm của Nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Lao động Thương binh Xã hội, tháng 02/2008 Trường được nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề Thương mại thành Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp theo quyết định số 250/QĐ- BLĐTBXH ngày 21/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Từ đây Trường bước sang một thời kỳ mới. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo Đảng bộ nhà trường đã tập trung chỉ đạo sát sao từng nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng đội ngũ; xây dựng chương trình đào tạo; đầu tư cơ sở vật chất; tổ chức tốt hoạt động đào tạo; chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đào tạo, Nhà trường đã có những bước đi vững chắc được Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao về những nỗ lực biết tự vươn lên tận dụng được thời cơ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Về công tác tổ chức, cán bộ, Nhà trường đã nhanh chóng ổn định theo mô hình mới. Từ chỗ 4 phòng ban, Trung tâm và 5 khoa chuyên môn đến năm 2017 cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã có 4 phòng, 6 khoa chuyên ngành gồm: phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán, phòng Đào tạo, phòng Chính trị công tác HSSV, khoa Điện - Điện tử, khoa Xăng dầu, khoa Văn hóa kỹ thuật cơ sở, khoa Cơ khí sửa chữa, khoa Sư phạm dạy nghề, khoa Kế toán, Quản trị doanh nghiệp với 23 ngành nghề đào tạo ở các bậc trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề  và sơ cấp nghề

Hệ thống hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất Trường được củng cố, bổ sung trang thiết bị theo hướng ứng dụng công nghệ, kết nối Internet, làm việc, giao tiếp trên môi trường mạng máy tính. Các phòng thực hành nghề Công nghệ ô tô, nghề điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, nghề Hàn, nghề Xăng dầu liên tục được bổ sung trang thiết bị hiện đại hàng năm

Trong giai đoạn này, cùng với sự thay đổi đột phá của Luật dạy nghề và những nỗ lực của mình, Nhà trường cũng gặt hái được rất nhiều thành công ngay từ những năm đầu nâng cấp lên trường cao đẳng. Kết quả tuyển sinh năm 2008 đã tăng 300% với nhiều ngành cao đẳng nghề đầu tiên được triển khai đào tạo. Rất nhiều hoạt động lần đầu tiên trường tham gia. Năm 2010, lần đầu tiên trường cử đoàn giáo viên tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề toàn quốc với một giải nhì và hai giải khuyến khích, Năm 2010 cũng là lần đầu trường đăng cai Hội giảng giáo viên giỏi nghề tỉnh Hải Dương với 03 giáo viên tham gia. Kết quả 01 nhất, 01 nhì và 01 giải ba. Năm 2015, lần đầu tiên trường có giáo viên đạt giải nhì tại Hội giảng toàn quốc được tổ chức TP Đà nẵng.

Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên trường triển khai mô hình đào tạo trình độ trung cấp nghề kết hợp học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT (năm 2011). Sau 3 năm các em có cơ hội được cấp 02 bằng, 01 bằng trung cấp nghề và 01 bằng THPT. Mô hình này đã khẳng định được sự linh hoạt của Nhà trường đáp ứng nhu cầu, phù hợp với thực tiễn giúp cho Nhà trường liên tục phát triển, tuyển sinh ổn định cho suốt những năm sau

- Giai đoạn 5 (2017-7/2020)

Với sự phát triển, thay đổi không ngừng của thị trường lao động, lĩnh vực đào tạo nghề cần có những thay đổi đột phá, toàn diện. Trước bối cảnh đó tháng 11/2014 Luật Giáo dục nghề nghiệp ra đời thay thế cho Luật dạy nghề và có hiệu lực từ tháng 7/2017. Đây tiếp tục là một bước ngoặt cho hệ thống GDNN nói chung và Nhà trường nói riêng

Thực hiện những hướng dẫn rất cụ thể của hệ thống văn bản triển khai Luật GDNN, Nhà trường đã nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề nghị đổi tên Trường theo quy định. Ngày 05/4/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 509/QĐ-LĐTBXH về việc đổi tên từ Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp thành Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương với ý nghĩa là Trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Tiếp tục những thành quả đã xây dựng từ những giai đoạn trước, trong giai đoạn này Nhà trường chú trọng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý HSSV, từng bước xây dựng, khẳng định thương hiệu Nhà trường trong khu vực. Những hoạt động nổi bật trong giai đoạn này bao gồm:

- Chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, giáo viên. Mỗi năm có từ 25-29 lượt cán bộ, giáo viên đi học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Ngoài ra Nhà trường còn cử 06 lượt cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng tại các nước: Hàn Quốc, Singapo, Bỉ.... Tại thời điểm năm 2020 số lượng cán bộ, giáo viên Nhà trường là 87 người, trong đó: Trình độ thạc sĩ: 37 người, Đại học: 42 người; Cao đẳng: 02 người; Trình độ khác: 03 người. Đặc biệt số giảng viên ở các khoa chuyên môn nghề có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt hơn 90%

- Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt theo hướng thực chất giúp giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được năng lực của mình. Trong giai đoạn này Trường đã có 4 giáo viên tham gia Hội giảng cấp tỉnh, cấp Quốc gia đều được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia và đạt giải cao (02 giải nhì, 01 giải ba cấp tỉnh, 01 giải khuyến khích cấp quốc gia). Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực làm việc ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Công tác tuyển sinh hàng năm được lãnh đạo Nhà trường đặc biệt quan tâm, thúc đẩy. Kết quả tuyển sinh liên tục tăng hàng năm từ 10% – 30%. Toàn bộ cán bộ, giáo viên đều tham gia công tác tuyển sinh. Mọi người đều xác định tuyển sinh là nhiệm vụ chính trị của tất cả thành viên trong Nhà trường

- Công tác NCKH đã có bước chuyển biến tích cực, sát thực với thực tế. Từ năm học 2017– 2020 đã có hơn 80 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở được công nhận đem lại hiệu quả rất thiết thực, kịp thời cho Nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn này Trường cũng được Tổng cục GDNN tin tưởng giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng 05 bộ chuẩn đầu ra các nghề liên quan làm cơ sở cho các trường trung cấp, cao đẳng trên toàn quốc căn cứ thực hiện

Ngoài ra Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên thông qua hoạt động đoàn thể, tặng quà các dịp lễ, tết, duy trì tháng lương tăng thêm để mọi người yên tâm công tác, hết lòng, hết sức cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Nhà trường

GIAI ĐOẠN SAU KHI SÁP NHẬP (từ tháng 8/2020 đến nay)

Đây là giai đoạn đánh dấu một bước chuyển mình rất quan trọng của Nhà trường với việc thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương về sáp nhập các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Ngày 20 tháng 8 năm 2020, Trường được hình thành trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương vào Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại và đổi tên thành chơi bài tiến lên theo Quyết định số 1032/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cơ cấu tổ chức bộ máy được hình thành gồm có: Ban Giám hiệu, 06 phòng, 10 khoa, 01 trung tâm và các tổ chức Đảng, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ viên chức của Trường sau khi sáp nhập tăng lên 174 người và trên 50% có trình độ sau đại học (trong đó có 02 tiến sĩ, 02 người đang tham gia NCS).

Cơ sở vật chất của Nhà trường đã hình thành trụ sở chính và cơ sở đào tạo với tổng diện tích là 7,2 ha với đầy đủ khu phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, nhà đa năng, Hội trường lớn, phòng Tổ chức sự kiện, sân bóng nhân tạo, khu ký túc xá cho cán bộ viên chức, khu ký túc xá cho HSSV, các cơ sở dịch vụ cangtin … Giai đoạn 2023 – 2025 Nhà trường được Bộ Công Thương phê duyệt đầu tư xây dựng Nhà làm việc Hiệu bộ mới (tại Trụ sở chính) diện tích 3.600m2 sàn xây dựng với tổng chi phí đầu tư trên 30 tỉ đồng.

Ngành, nghề đào tạo của Trường được mở rộng với 23 nghề theo 03 nhóm trụ cột là nhóm ngành du lịch, khách sạn; công nghệ, kỹ thuật và kinh tế. Trong đó có: 02 nghề trọng điểm quốc tế: Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch; 02 nghề trọng điểm ASIAN: Nghiệp vụ Nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn; 03 nghề trọng điểm quốc gia: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô tô.

Nhiều nghề có sức hút lớn đối với HSSV như: Điện tử công nghiệp, Công nghệ Ô tô, May thời trang, Kỹ thuật chế biến món ăn, Hướng dẫn du lịch …

Sau sáp nhập nhà trường đã ổn định tổ chức bộ máy, đẩy mạnh công tác tuyển sinh, chỉnh sửa các chương trình đào tạo, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường có tinh thần đoàn kết, trình độ chuyên môn tốt, sẵn sàng tham gia nhiệt tình, trách nhiệm với các công việc được giao.

Tháng 8 năm 2023, Nhà trường đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo tiền đề để nhà trường hướng tới mục tiêu trở thành Trường đào tạo chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, Trường luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV và HSSV. Duy trì mức thu nhập thêm cho cán bộ, viên chức với mức 0,3 lần tiền lương và phụ cấp; mức thu nhập bình quân những năm này đạt: trên 10 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập bình quân hiện nay đạt trên 13 triệu đồng/người/tháng.

Sau 60 năm xây dựng và trưởng thành, chơi bài tiến lên đã đào tạo được trên 90.000 cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, phục vụ cho ngành Du lịch, Thương mại và Công nghiệp ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo có uy tín của ngành và xã hội. Với những kết quả đạt được trong 60 năm, Nhà trường đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý:

Huân chương Độc lập hạng Nhì (2013), hạng Ba (2008); Huân chương Lao động hạng Nhất (2002; 2013), Nhì (1997; 1998, 2002), Ba (1977;1977); nhiều lần được Chính phủ, Bộ Công Thương tặng Cờ thi đua, Bằng khen; Nhiều tập thể trực thuộc đạt tập thể lao động xuất sắc, được tặng Bằng khen; 02 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 12 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 07 Nhà giáo ưu tú, 01 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; hàng trăm lượt Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp cơ sở, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam”, “Vì sự nghiệp phát triển Khoa học Công nghệ và Môi trường”; giáo viên dạy giỏi các cấp; nhiều lượt HSSV đạt giải trong Hội thi tay nghề giỏi cấp trường, cấp ngành, cấp quốc gia…

Có được kết quả trên trước tiên là sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo, các thế hệ thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên chức và học sinh, sinh viên. Những thành tích của Nhà trường luôn gắn liền với sự chỉ đạo thống nhất của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công Thương, của các Bộ, ngành liên quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và sự tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị ở Hải Dương và nhiều địa phương khác.

Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, viên chức và HSSV của nhà trường qua các thời kỳ đã có nhiều đóng góp vào thành tích chung của Nhà trường; trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các Bộ, ngành, cơ quan đơn vị đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho Nhà trường trong những năm vừa qua.

Những việc đã làm được trong 60 năm qua là những bài học kinh nghiệm để Nhà trường tiếp tục chặng đường mới. Để xứng đáng với truyền thống 60 năm và những phần thưởng cao quý đã được khen tặng, thế hệ CNVCLĐ và HSSV hôm nay nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục phấn đấu xây dựng Nhà trường ngày càng vững mạnh, thực hiện thành công chiến lược phát triển Trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

 

 

 

 

Liên hệ

Địa chỉ: TT LAI CÁCH - CẨM GIÀNG - HẢI DƯƠNG.

Điện thoại: 02203.786.625;  093.677.1982

Website: www.crc-tech.com - Email: [email protected]

THÔNG TIN NỘP HỌC PHÍ:

Tên TK: chơi bài tiến lên

Số TK: 4601.000.2192.456, ngân hàng BIDV Hải Dương

Nội dung: Họ tên + Số ĐT + nộp tiền nhập học

Thống kê truy cập

Bản đồ

Bản quyền thuộc về Trang web chơi game | chơi bài tiến lên